Gamuda Gardens

Kinh nghiệp đối phó với Trẻ em đang khủng hoảng tuổi lên 3

6:34 PM |

Nhân chuyện có cô em gái căng thẳng vì con trai đang khủng hoảng tuổi lên 3, mình xin chia sẻ một kỷ niệm mà mình đã ghi lại khi Khải Minh chưa tròn 3 tuổi.

Như bao đứa trẻ khác, bạn ấy cũng có lúc ẩm ương, mưa nắng. Để "đối phó" với giai đoạn thất thường của cả bạn ấy lẫn bạn em, mình chẳng có bí quyết gì nhiều nhặn, chỉ luôn tự nhắc bản thân cố gắng bình tĩnh làm điểm tựa cho con.
Dạy con tuổi khủng hoảng

Ngay khi chúng ta nghĩ, con chúng ta đang có vấn đề thì chính chúng ta đã "thua cuộc". Hãy giữ cho tinh thần tĩnh lặng, đón nhận các thay đổi của con và khi hiểu được tâm lý con cùng với sự "khủng hoảng" tất yếu ở tuổi này, chúng ta sẽ không quá lo lắng, không vội vàng ấn định rằng con hư hỏng.
Chuyện là:
"Bạn Minh đang bước vào tuổi phấn kích nên nhiều lúc năng lượng thừa thãi quá không biết giải phóng đi đâu. Tối đến mặc bỉm chuẩn bị đi ngủ rồi mà vẫn nhảy chồm chồm và càng thích thú khi tấm đệm lò xò khiến bạn ý bật cao lên khỏi mặt giường (giường nhà mình bên dưới là ngăn kéo nên cao lắm ấy).
Mẹ nói 1 lần ko được, mẹ nói 2 lần vẫn ko được, bố cũng nói đến lần thứ 3 ko được, thế là bố vung tay đét bạn ý một cái... mấy đầu ngón tay in đỏ trên đùi. Lần đầu tiên bạn ấy bị "ăn đòn" mà khóc lặng người đi như thế.
Mẹ cũng hơi ngỡ ngàng với cách ra đòn có phần quyết liệt của bố nhưng vẫn gắng bình thản, gọi bạn ấy ra bên cạnh, ngồi xuống cầm tay và nhìn vào mắt bạn ấy:
- "Con biết tại sao bố đánh con ko? Vì bố muốn con dừng lại. Nếu con không dừng lại con có thể ngã xuống đất hoặc đập đầu vào thành giường, vào góc tủ thì con còn bị đau và nguy hiểm hơn rất nhiều.".
Bạn ý vẫn thút thít nhưng nín rất nhanh. Bố im lặng. Mẹ dắt tay bạn ý vào nhà tắm lau mặt. Khi mẹ xem vết đánh của bố, chẳng hiểu sao bạn ý lại quay ra "giải thích" với mẹ:
- "Tại Minh nghịch ngợm, Minh bị bố đánh đau. Nhưng ngã đập đầu xuống đất, bị kẹp tay vào cửa, cả cầm dao bị cắt chảy máu còn đau hơn (bạn ấy chưa bao giờ đứt tay cả)".
Mẹ thấy thế bảo bạn ấy tự nói chuyện với bố như vậy và lẳng lặng ra ngoài để 2 bố con giải quyết với nhau.
Một lúc sau mẹ vào phòng, thấy mặt ông bố vô cùng thiểu não, ôm con trong lòng và không ngừng xoa vết lằn trên đùi con:
- "Em xem có cái gì bôi cho con đỡ đau ko?"...
Bạn ấy ngủ được 1 lúc, không gian yên tĩnh hiếm hoi trong ngày bắt đầu. Ông bố cứ thở dài thườn thượt, mẹ ra thắp ngọn đèn tinh dầu khẽ hỏi:
- "Sao thế?".
Ông bố mặt vẫn cúi gằm cắt móng tay:
- "Sao lúc đấy anh lại ra đòn mạnh thế nhỉ? Anh chỉ định đánh vào mông, nghĩ nó mặc bỉm nên mới mạnh tay hơn cho nó sợ, ai ngờ nó đang nhảy nên mới chệch ra như thế".
Bà mẹ bấy giờ mới thở ra nhẹ nhõm, thì ra ông bố cũng xót con như mình, tự nhiên thấy lòng ấm lại. Thơm con thêm mấy cái, leo lên giường đắp chăn và nghĩ:
- Sự im lặng để bình tâm trong nhiều trường hợp có giá trị gợi mở và thôi thúc hơn rất nhiều so với việc truy sát, dồn ép. Giả như lúc ấy gào lên: "Sao anh lại đánh con như thế? Nó có làm gì đâu mà mạnh tay thế?...". Rồi lời qua tiếng lại, đứa trẻ thì sẽ ko hiểu phải nghe ai, vết đau của nó sẽ trở nên vô giá trị vì biết luôn có một người đứng về phe nó cho dù đó có là trò nghịch ngợm. Người chồng thì bực bội còn người vợ thì sẽ chẳng bao giờ biết được "lời xin lỗi" kia."

Thế rồi Khải Minh và Khải Nguyên đều bước qua giai đoạn khủng hoảng một cách rất êm đềm, nhanh chóng. Và với mẹ những bướng bỉnh, mè nheo ấy đọng lại như là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa chúng mình mà thôi!!!
Chia sẻ MC và diễn viên Đan Lê 
Xem thêm…

Đan Lê chia sẻ bí kíp dạy con học

6:30 PM |
Khi việc học và ngồi trước bàn học của trẻ trở nên nhàm chán. Chúng ta có thể làm gì nào?  Khải Minh chuẩn bị bước vào lớp 1, thỉnh thoảng ngồi kèm con học thuộc, thấy cuối giờ học, con khá căng thẳng, nhiều lúc tập trung để nhớ bài mà vã hết cả mồ hôi. Rồi những khi lỡ đọc sai, không nhớ bài phải đọc lại từ đầu và việc tiếp thu tại bàn học cũng không còn hiệu quả nữa. Thế là người mẹ ngày xưa "sợ" đi học nhất đời, bèn nghĩ cách để bạn ý học ôn theo một cách khác: Thay vì phải học và để người khác dạy, giờ bạn ấy sẽ là người dạy nhé!
dạy bé học

Dưới đây là một số cách để gia tăng sự thích thú cho trẻ trong việc học mà mình lượm lặt, ghi chép được, các bố các mẹ thử tham khảo xem sao.

1. Không ép trẻ học với cường độ cao đột ngột:

Khi trẻ đang quen vui chơi và tự do thoải mái, chưa có thói quen học tập, ăn ngủ đúng giờ thì bố mẹ cũng không nên ép trẻ đi vào nền nếp, quy củ ngay lập tức. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và với những thói quen, sở thích của trẻ. Đó có thể là được ăn quà sau bữa cơm, được xuống sân chơi vào 9h sáng thứ 7, được đến khu vui chơi trẻ thích mỗi chiều Chủ nhật, được xem hoạt hình 15 phút trước khi đánh răng đi ngủ… Từ các sinh hoạt thường ngày nếu trẻ đã quen với kỷ luật thì việc học trẻ cũng sẽ thích ứng khá nhanh.
Thời gian đầu, cha mẹ cũng cần trò chuyện, động viên, dành thời gian học cùng con, tạo những liên hệ, liên tưởng lý thú để trẻ có tâm thế hào hứng. Không nên cứng nhắc, bắt ép trẻ mà cần nhẹ nhàng khuyên bảo, đưa ra các hình thức khuyến khích để trẻ thấy việc đi học như là cuộc vui chơi, là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ của mình.

2. Cho trẻ tự chọn môn học ưa thích:

Cùng con lập thời gian biểu hợp lý. Thời gian học không nên kéo dài quá khiến trẻ chán học. Cha mẹ có thể kích thích trẻ bằng việc để trẻ tự chọn môn học ưa thích, cho con làm những bài tập dễ trước, sau đó mới đến những bài khó.

3. Kết hợp học và chơi:

Có thể đan xen việc nghỉ ngơi, vui chơi với việc học để giúp trẻ có sự thư giãn trong học tập. Lý tưởng nhất là học theo một cách thức nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi, chơi mà học. Với học sinh tiểu học, cha mẹ không nên ép con học ở nhà quá nhiều vì hiện các con đã học 2 buổi/ngày ở lớp, nếu bắt học nữa thì sẽ quá tải.
Trẻ không được vui chơi, vận động sẽ sinh ra khó chịu, bứt rứt, cáu kỉnh, mất hứng với việc học, lười học. Bằng sự sáng tạo của mình cha mẹ có thể biến việc học thành những trò chơi, như trò chơi bán hàng sẽ dạy con học toán, các con số, phép cộng trừ rất nhanh qua việc mua hàng, bán hàng, trả tiền thừa… Hoặc trò chơi dạy học, sẽ giúp trẻ ôn luyện lại bài học rất tốt.

4. Dành nhiều thời gian cho trẻ:

Chẳng có gì bằng việc cha mẹ dành nhiều thời gian cho trẻ. Khi chúng ta đủ yêu thương, quan tâm con, chúng ta sẽ biết điều gì tốt nhất cho con mình. Việc cha mẹ dành nhiều thời gian chơi với con, trở thành bạn của con sẽ rất hữu ích và khiến trẻ hợp tác khi cha mẹ giúp trẻ học tập.
Cha mẹ cũng nên tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, biểu thị sự tôn trọng trẻ và tạo cho trẻ ý thức, thói quen tự lập ngay từ nhỏ. Khi trẻ biết cách sắp xếp thời gian học tập, vui chơi, biết giúp đỡ bố mẹ các công việc nhỏ trong gia đình… thì tính trách nhiệm với bản thân, với người khác của trẻ cũng sẽ dần được nâng cao.

5. Cùng con tạo không gian học tập ưa thích:

Hãy cho trẻ tự chọn và trang trí góc học tập theo ý thích. Một góc học tập đủ ánh sáng, thoáng mát, có màu sắc dễ chịu, không bày biện nhiều đồ đạc gây mất tập trung như (đồ chơi, sticker, gương...) sẽ giúp trẻ thoải mái khi ngồi vào bàn học.
Cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ, cùng con dọn dẹp lại góc học tập cho thật gọn gàng, sạch sẽ sau mỗi giờ học để tạo lập thói quen cho con. Góc học tập nên có thêm thời khóa biểu để trẻ nắm được lịch học của mình.

6. Nêu gương tốt:

Bản thân cha mẹ phải là tấm gương cho con vì rất nhiều hành vi trẻ học từ cha mẹ. Cha mẹ làm việc, học tập nghiêm túc, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến con. Vd: mỗi buổi tối khi con học bài, cha mẹ ngồi làm việc hay đọc sách để trẻ thấy được điều đó và dần dần hình thành thói quen tự học mà không cần phải nhắc.
Cha mẹ tuyệt đối không nên nói chuyện quá to, vui đùa với em bé, ngồi xem tivi trong lúc con học sẽ làm bé mất tập trung và cảm thấy đơn độc, ghen tỵ vì mình phải học trong khi mọi người ngồi chơi. Ngoài ra, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về lòng hiếu học, về các nhà khoa học, các cống hiến và phát minh vĩ đại… để thấy hứng thú, lợi ích của việc học tập…

7. Động viên, khích lệ trẻ:

Cha mẹ không nên chỉ nhắm vào những điểm chưa tốt của trẻ mà cần phát hiện ra những ưu điểm, những tiến bộ để khen ngợ, khích lệ trẻ kịp thời. Vd: bố mẹ có thể khích lệ trẻ, bằng cách nói: “Bố mẹ biết con có thể làm được mà, con hãy cố gắng lên"…

8. Không đánh, mắng trẻ:

Việc cha mẹ khi thấy con lười học liền đánh mắng, dọa dẫm, xử phạt thân thể với trẻ. Điều này là sai lầm vì dễ dẫn đến việc trẻ không muốn đi học, sợ giờ học vì đó là lúc trẻ dễ bị bố mẹ tổn thương. Khi bị bố mẹ đánh, trẻ sẽ rơi vào nguy cơ căng thẳng, vô tình tạo ra sự chống đối ở trẻ.
Nếu bố hoặc mẹ khi không còn đủ kiên nhẫn để học cùng con thì nên đổi người khác vào thay, đến khi bình tĩnh trở lại mới nên gần trẻ. đừng để sự khó chịu, ức chế của mình ảnh hưởng đến trẻ.

Video bí kíp dạy con học


Xem thêm…

Tiếp tục là nhân viên bán hàng hay chuyển nghề ?

6:20 PM |
Đây là suy nghĩ những năm đầu khi đi làm, sau thời gian dài lăn lộn làm công việc bán hàng ở một số lĩnh vực khác nhau, tôi thấy nghề bán hàng rất áp lực bởi:
Tiếp tục là nhân viên bán hàng hay chuyển nghề ?
  • Thường xuyên bị từ chối.
  • Thường xuyên bị phải làm các công việc thuyết phục người khác mà biết trước tỷ lệ từ chối rất cao.
  • Tháng nào cũng có áp lực doanh số.
  • Doanh số càng không đạt, báo cáo giải trình càng nhiều, stress!
  • Thu nhập lên xuống theo doanh số, áp lực!

Nhưng thực tế có công việc nào nhàn hạ mà lương cao? Tuy chưa thử nhưng bản thân đoán chắc công việc mà không có áp lực thì chán chết, mà nếu như muốn có thành tựu thì nghề nào mà chẳng cần đến “kỹ năng” thuyết phục? Một công ty mà không có hoạt động bán hàng thì ra sao nhỉ? Tôi còn nhớ rất rõ đã từng đọc trong một cuốn sách dạy bán hàng: “sẽ chẳng có kinh doanh cho đến khi có ai đó bán một món hàng nào đó”, vốn dĩ việc bán hàng luôn được thực hiện & chính chủ doanh nghiệp nhiều khi lại là người phải thực hiện hoạt động bán hàng nhiều nhất.
Nghề nghiệp là do bản thân lựa chọn, nếu được hãy lựa chọn nghề mà bạn yêu thích & thật tuyệt khi bạn sống tốt được bằng chính nghề đó.
Nhưng ngược lại nếu như bạn không biết đích xác bạn yêu thích cái gì mà liên tục chuyển hết nghề này qua nghề khác thì sẽ thật là thảm hại… Trước khi quyết định, bạn hãy cân nhắc kỹ lý do vì sao “chuyển nghề”? Nếu bạn đang làm nghề bán hàng & cũng đang vì những gạch đầu dòng trên mà suy nghĩ đến “chuyển nghề” thì hãy suỹ nghĩ lại ngay. Có thể bạn vì lý do môi trường làm việc không phù hợp hay có thể vì chính sách công ty hiện tại không tốt thì giải pháp bạn hoàn toàn có thể tìm một công việc bán hàng ở một môi trường khác với chính sách tốt hơn chứ đừng vội “bỏ nghề”, bởi “Là một người bán hàng, bạn là người quan trọng nhất trong thế giới kinh doanh” Jeffrey Gitomer, trích cuốn “The Sales Bible”.
Duy Hiển - Sales Manager
Goldsun Focus Media
Xem thêm…

Copyright © bởi Diendanrao.com 2016