1. Thịt trâu gác bếp
Nhắc đến món ăn đặc sản của vùng núi phía Bắc, có lẽ món thịt trâu gác bếp luôn đứng ở top đầu. Với đặc điểm là vùng núi, có điều kiện để chăn thả trâu, bò cùng những chiếc bếp củi, người dân ở đây đã sáng tạo ra món ăn vô cùng dân dã, gần gũi này.
Những chú trâu, chú bò vừa giết được lọc lấy thịt rồi tẩm gia vị, xiên vào dây hoặc que rồi treo lên phía trên bếp củi. Khi thổi bếp, độ nóng tỏa ra, làm chín thịt, do đó, phải mất một thời gian dài mới có được một đĩa thịt trâu hay thịt bò gác bếp đạt tiêu chuẩn. Với vị cay cay của ớt, dai dai của thịt của mùi thơm của khói bếp củi, thịt trâu gác bếp đã trở thành món ăn đặc trưng của các gia đình ở vùng núi phía Bắc.
Những chú trâu, chú bò vừa giết được lọc lấy thịt rồi tẩm gia vị, xiên vào dây hoặc que rồi treo lên phía trên bếp củi. Khi thổi bếp, độ nóng tỏa ra, làm chín thịt, do đó, phải mất một thời gian dài mới có được một đĩa thịt trâu hay thịt bò gác bếp đạt tiêu chuẩn. Với vị cay cay của ớt, dai dai của thịt của mùi thơm của khói bếp củi, thịt trâu gác bếp đã trở thành món ăn đặc trưng của các gia đình ở vùng núi phía Bắc.
2. Lạp xưởng
Lạp xưởng không phải là món ăn quá lạ lẫm với người Việt nhưng không phải ai cũng biết món ăn này có nguồn gốc từ các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Sự khác biệt của lạp xưởng của vùng núi phía Bắc so với lạp xưởng được bày bán trên thị trường do người Kinh ở đồng bằng làm đó chính là ở khâu chế biến. Những miếng ba chỉ lợn được lựa chọn kỹ càng, rửa sạch sau đó ướp với gia vị rồi hun trên bếp lửa cho đến khi lên men. Khi ăn, lạp xưởng của người Tây Bắc không chỉ giữ được màu đỏ và vị ngọt của thịt mà còn có vị thơm của mật ong và mùi than quế.
3. Bánh trưng đen
Bánh trưng là món ăn truyền thống của người Việt nhưng bánh trưng đen lại là nét văn hóa ẩm thực riêng của người Tây Bắc. Cũng được làm từ gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn nhưng gạo để làm bánh trưng đen được trộn cùng với than của thân cây núc nác hoặc hoa cây vừng đen từ đó tạo thành một màu đen đẹp mắt đồng thời bánh cũng có mùi thơm và hấp dẫn hơn.
4. Trứng kiến
Có lẽ trứng kiến là món ăn mà chỉ có vùng đồi núi phía Bắc của Việt Nam mới có. Để làm được món ăn này, người nông dân phải chọn ngày trời nắng, lên rừng, thu nhặt hạt trứng kiến rồi làm thành những món ăn khác nhau như: Xôi trứng kiến, nộm trứng kiến, bánh nếp nhân trứng kiến, trứng kiến cuốn lá nốt, bánh rứng kiến, …
Mỗi món ăn được làm từ trứng kiến đều có một hương vị đặc trưng nhưng với những hạt trứng kiến mọng nước và có hàm lượng protein cao thì đây đều là món ăn tốt cho sức khỏe và được nhiều người đón nhận.
5. Hạt mắc khén
Mắc khén không phải là một món ăn mà đóng vai trò là gia vị để tạo thành món ăn, làm nên hương vị đặc trưng trong ẩm thực của người Tây Bắc. Với tên gọi khác là “hạt tiêu rừng”, mắc khén có vị cay, mùi thơm nồng nàn, khi ăn có cảm giác tê lưỡi nhưng đậm đà hơn so với hạt tiêu của người kinh. Đối với người dân vùng núi phía Bắc, hạt mắc khén chính là linh hồn của ẩm thực, do đó, người ta có thể sử dụng chung trong hầu hết các món ăn như xôi nếp, nướng thịt, …
0 Nhận xét
Post a Comment