Mang thai có lẽ là thời gian mà người phụ nữ phải đặc biệt chú ý tới các loại thực phẩm nên và không nên ăn vì trong suốt thời gian này người phụ nữ không chỉ chú ý đến sức khỏe của bản thân mà còn chăm sóc cho cả đứa trẻ mang trong bụng.
Và làm thế nào để các bà mẹ để đảm bảo an toàn và tránh xa các loại thức ăn không nên ăn trong suốt quá trình này đã gây rất nhiều tranh cãi. Uống trà trong quá trình mang thai cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi các chuyên gia cũng có nhận định khác nhau. Thực sự thì, Trà đen cũng cũng có những lợi ích tương tự như khi uống trà xanh khô. Thậm chí, Trà đen còn được coi là loại đồ uống có lợi nhất cho sức khỏe. Trà đen có chứa cafêin hay được biết đến là một loại methylxanthine. Chất này giúp kích thích hệ thống thần kinh trung ương, giúp thông khí, thúc đẩy hoạt động của tim, giúp lợi tiểu.
Một cốc Trà đen chứa 0.05 gam cafêin (tùy thuộc vào kích cỡ của cốc), gần tương đương với một cốc cà phê (chứa khoảng 0.065 – 0.175 gam cafêin). Ngoài ra, Trà đen còn chứa polyphenol (catechin, Antoxian, a-xít phê nô nic), tanin, các yếu tố vi lượng, và các loại vitamin khác.
Ngoài những thành phần cấu tạo hóa học nói trên, Trà đen còn có những lợi ích tương tự giống trà xanh khô ở những điểm sau:
- Giúp chắc răng
- Cải thiện chức năng tiêu hóa
- Giảm stress
- Tăng sức đề kháng
Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi về công dụng của Trà đen. Vậy Trà đen thật sự có an toàn đối với phụ nữ mang thai không?
CÓ NÊN UỐNG HỒNG TRÀ TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH MANG THAI?
Theo nhận định của các bác sĩ thì tiêu thụ 200 mg cafêin không gây ra bất cứ vấn đề gì đối với những người khỏe mạnh, tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai thì lại là trường hợp ngoại lệ. Nếu tiêu thụ một lượng nhỏ Trà đen mỗi ngày, sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều cafêin ở phụ nữ có thai có thể gây tiểu nhiều, hay có thể tăng nguy cơ sảy thai, gây mất ngủ hay khó ngủ…
Phụ nữ đang mang thai cũng nên chú ý rằng cafêin không chỉ hiện diện trong trà nói chung mà nó cũng có trong các loại sô cô la, cà phê hay trong đồ uống có cô la. Đó là lý do tại sao, chúng ta cần chắc chắn về lượng trà hay lượng thức ăn chứa cafêin mà phụ nữ đang mang thai sẽ tiêu thụ.
Một yếu tố khác cần phải xem xét nguồn gốc rõ ràng của loại đồ uống này. Do có một cung ứng rộng lớn trên thị trường, vì vậy không dễ để phát hiện ra loại Trà đen thật. Một số loại Trà đen còn chứa chất bảo quản, đường, chất giảm cân, chất giảm lo lắng hay các loại màu nhân tạo. Vì vậy, tốt nhất là cần phải đọc kĩ trên thành phần trên nhãn sản phẩm. Nên mua ở các trong các cửa hàng trà uy tín chứ không nên mua ở bất cứ cửa hàng tạp hóa nào. Khi bạn đặt mua hàng, nên hỏi rõ người bán hàng về nguồn gốc, xuất xứ của loại hồng trà đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải xem xét lượng đường bỏ vào Trà đen. Như chúng ta đã biết, uống quá nhiều đường có thể gây ra tiểu đường.
Mặt khác, một số nhà chuyên gia về sức khỏe cũng đồng tình là phụ nữ mang thai không nên uống Trà đen dù chỉ là một chút. Vì theo nghiên cứu vào năm 2013, những người phụ nữ uống Trà đen có thể sinh con thiếu cân. Một số nguyên cứu cũng đã tuyên bố rằng những người phụ nữ tiêu thụ 100mg cafêin mỗi ngày, trẻ sơ sinh sẽ có cân nặng trung bình là 3.6 kg. Nghĩa là trẻ có cân nặng thấp hơn mức trung bình từ 21-28 gam.
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên tiêu thụ 100 mg Trà đen mỗi ngày có thể kéo dài thời gian mang thai hơn 5 tiếng đồng hồ. Nếu tiêu thị các các trà khô tự nhiên, thì kết quả cũng tương tự.
Vì vậy, các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho các bà bầu cũng tranh cãi rằng vì Trà đen không có lợi ích trực tiếp nào đối với các mẹ, nên tốt nhất là không nên dùng Trà đen trong quá trình mang thai.
0 Nhận xét
Post a Comment